Sở hữu máu ép nước mía đã lâu liệu bạn đã thực sự hiểu và sử dụng máy đúng cách? Hôm nay, xenuocmiasach.com sẽ chia sẻ cho bạn cách sử dụng máy ép nước mía để kéo dài tuổi thọ cho máy.
Dàn ý:
Cấu tạo chung của các dòng máy ép nước mía
Cấu tạo của máy ép mía
Để có thể vận hành máy ép mía 1 cách đúng đắn, trước tiên bạn cần hiểu về cấu tạo và các bộ phận của máy. Các bộ phận chính cúa máy ép mía siêu sạch gồm:
- Thân máy: nếu là các dòng xe đẩy thì thân máy sẽ có thêm thùng chứa hoặc khung kính.
- Motor: được ví như trái tim của máy, cung cấp và truyền chuyển động để ép mía.
- Máng lưới lọc: có chức năng loại bỏ vụn bã mía, có vòi để nước mía có thể chảy ra ngoài sau khi đã được lọc.
- Họng nhét mía: khe hở để cho mía và có dạng hình tròn hoặc bầu dục tùy vào mẫu máy.
- Lô ép mía: những máy ép mía tại Viễn Đông sẽ có 3 lô ép, trên bề mặt các lô này có vân giúp giữ và ép kiệt bã mía.
- Dây xích: truyền chuyển động.
Nguyên lý hoạt động máy xay mía
Xe xay nước mía hoạt động chủ yếu nhờ vào sự vận hành của motor. Khi motor hoạt động làm cho các trục cũng hoạt động theo hướng từ ngoài vào trong để có thể ép kiệt nước mía thành, sau đó lọc qua rây trước khi đưa ra ngoài sử dụng.
Cây mía trước khi cho vào máy sẽ được cạo sạch lớp vỏ bên ngoài bằng dao hoặc máy cào vỏ mía chuyên dụng. Tiếp đó đem mía đi rửa sạch rồi đẩy vào lỗ ép để trục cán qua nhiều lần cho đến khi kiệt nước.
Trục cán của máy được thiết kế có những đường rãnh song song để dẫn nước mía xuống khay lọc cặn. Trục trên có rãnh xoắn ở xung quanh giúp tạo ra ma sát để đưa mía vào trong, đồng thời hỗ trợ quá trình cán mía.
Cách sử dụng máy ép nước mía như thế nào?
Tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng máy ép nước mía đúng chuẩn. Để đảm bảo động cơ được hoạt động trơn tru và giữ vững được độ bền thì người sử dụng cần làm theo hướng dẫn chi tiết sau, bao gồm các bước:
Bước 1: Chuẩn bị mía bạn cần cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài và cắt vát mía để thuận tiện đưa vào lô ép. Sau đó chuẩn bị sẵn ca đựng ở phía dưới vòi xả nước mía.
Bước 2: Kết nối máy ép nước mía với nguồn điện 220V, gạt núm điều khiển về bên trái để máy nước mía hoạt động.
Bước 3: Đưa đầu nhọn mía vào họng cho mía và tiến hành ép mía.
Lưu ý: Khi ép những cây mía quá lớn hay quá cứng, tất cả các dòng máy ép nước mía rất dễ xảy ra đứng máy, để xử lý lỗi này bạn chỉ cần tắt máy sau đó chỉnh núm vặn để rulo quay theo chiều ngược lại nhả mía ra.
Bước 4: Sau khi mía đã được ép xong, bạn vặn núm điều chỉnh về giữa để tắt máy và lấy ca nước mía ra đóng ly cho khách hàng của mình.
>> Xem thêm: Dịch vụ sửa xe nước mía tận nhà – Phụ tùng máy ép mía
Vệ sinh và bảo quản máy ép nước mía đúng cách
Các bước vệ sinh máy xay mía siêu sạch
Thông thường khi sử dụng xe nước mía tủ kính, khoảng 1 – 2 tiếng thì bạn nên thực hiện vệ sinh máy một lần để đảm bảo an toàn cho những lần tiếp theo. Đồng thời việc vệ sinh còn giúp đảm bảo cho ly nước mía của bạn vẫn giữ được hương vị thơm ngon, chất lượng. Để việc vệ sinh được diễn ra đúng cách bạn chỉ cần thực hiện theo quy trình đơn giản như sau:
Bước 1: Tháo tấm kính ở phía trên đầu ép ra, sau đó bật máy chạy không tải để tiến hành vệ sinh.
Bước 2: Để cọ rửa 3 lô ép, bạn hãy dùng 1 bàn chải nhỏ và đựng một ca đựng nước sạch để đỗ nước từ từ xuống. Sau đó lau khô.
Bước 3: Vệ sinh cả các khoang chứa, lau xung quanh cho sạch sẽ và cuối cùng là đậy nắp lại tránh bụi bám.
Bước 4: Tiếp đó bạn lấy phần lưới lọc xác ra và dùng bàn chải để rửa sạch, phơi khô và để lại vị trí ban đầu.
Bước 5: Lau sạch phần tủ kính bên trên để mang lại cảm giác sạch sẽ và thu hút khách hàng.
>> Xem thêm: Cách bảo quản nước mía không bị đen vào những ngày hè
Bảo quản máy ép mía đúng cách giúp tăng tuổi thọ cho máy
Bảo quản máy đối với nhiều khách hàng chỉ là lau máy sạch sẽ rồi cất vào 1 góc trong kho đến mùa bán mía thì lại mang ra sử dụng. Nhưng không bảo quản máy còn rất nhiều công việc khác góp phần tăng thời gian sử dụng máy như:
- Kiểm tra và thay dầu máy định kỳ ở các bộ phận như dây xích,…
- Tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào máy, đặc biệt là phần dây điện để tránh bị cháy vỏ nhựa
- Bảo quản máy ép mía ở nơi khô ráo, tránh ẩm mốc
- Tra 1 lớp dầu ăn và rulo, dây xích,… trước khi cất bảo quản máy trong thời gian dài
Các cách sử dụng, vệ sinh và bảo quản máy xay mía bạn đã nắm được chưa? Hãy chăm sóc tốt cho chiếc máy để không phải tốn tiền sửa chữa nhé!
> Nên mua xe nước mía loại nào? Kinh nghiệm chọn xe nước mía <<